Các bước định giá tài sản vô hình theo phương pháp trực tiếp

Cen Value | 14-01-2022

Trên thực tế không có 2 tài sản vô hình giống nhau hoàn toàn, thẩm định viên phải thu thập các giao dịch trên thị trường hiện hành của các tài sản vô hình tương đối giống so với tài sản vô hình mục tiêu. Sau đó tiến hành phân tích các giao dịch và làm những điều chỉnh cần thiết để tìm giá trị hợp lý của tài sản vô hình mục tiêu theo các bước:

Bước 1: Tìm kiếm thông tin về những tài sản vô hình đã được giao dịch trong thời gian gần nhất có thể so sánh được với tài sản vô hình mục tiêu về các mặt, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá trị. Các bằng chứng giao dịch này phải đảm bảo:

– Cùng nhóm, loại với tài sản vô hình mục tiêu, như cùng nhóm về nhãn hiệu, phần mềm quản lý, mạch tích hợp, cùng công nghệ xử lý…

– Lĩnh vực ngành nghề mà tài sản vô hình đang sử dụng phải tương tự với tài sản vô hình cần thẩm định giá về các mặt như rủi ro, thu thập kỳ vòng…

– Tương đồng về: đặc điểm kỹ thuật, chức năng , công dụng, tình trạng sử dụng, như thời gian đã sử dụng bao lâu, có cải tiến trong thời gian qua không? Thị phần hiện tại của sản phẩm hoặc dịch vụ tạo ra bởi TSVH…

– Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình

– Các điều khoản về tài chính liên qian đến việc mua bán, hoặc chuyển giao quyền sử dụng ( trả trước, trả sau; điều kiện thanh toán cụ thể?)

– Tình trạng pháp lý: Để xác định tài sản vô hình có được coi là nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất hay không cần phải xét đến các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô hình: tình trạng bảo hộ của tài sản vô hình ( thuộc loại được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hay không, hình thức bảo hộ là cấp văn bằng bảo hộ hay được bảo hộ mà không phải đăng ký, phạm vi bảo hộ).

Bước 2: Tiến hành kiểm tra và phân tích các giao dịch thị trường nhằm đảm bảo tính chất có thể so sánh được với tài sản vô hình mục tiêu. Để thực hiện tốt bước này, khi kiểm tra và phân tích các giao dịch thị trường cần phải làm rõ nguồn gốc, đặc điểm và tính chất các giao dịch: giao dịch thành công hay giao dịch chưa thành công, tính chất thị trường, khách quan, độc lập, thông qua điều tra: mối quan hệ giữa người mua và người bán có phải là quan hệ gia đình hoặc là giữa các công ty mẹ và công ty con? tài sản vô hình được giao dịch riêng lẻ hay là một bộ phận của một nhóm tài sản được giao dịch?…

Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, thông tin thị trường được ưu tiên thu thập từ kết quả các giao dịch thành công trên thị trường. Trong trường hợp sử dụng các giao dịch chưa thành công thì thẩm định viên cần có điều chỉnh hợp lý để tìm ra mức giá phù hợp trước khi sử dụng đưa vào làm mức giá so sánh.

– Giao dịch của tài sản so sánh được lựa chọn phải diễn ra tại hoặc gần thời điểm thẩm định giá không quá 02 năm tính đến thời điểm thẩm định giá.

– Thẩm định viên về giá phải lưu giữ các bằng chứng: về giá tài sản đã giao dịch; về thời điểm diễn ra giao dịch, địa điểm giao dịch, một hoặc nhiều bên tham gia giao dịch, các chứ cứ so sánh… trong Hồ sơ thẩm định giá.

Bước 3: Lựa chọn một số tài sản vô hình có thể so sánh thích hợp nhất. Theo kinh nghiệm, thường lấy từ 3 đến 6 tài sản vô hình để so sánh. Trên cơ sở các yếu tố so sánh nêu trên, thẩm định viên chọn ra ít nhất 03 tài sản có nhiều điểm tương đồng với tài sản thẩm định giá để làm tài sản thẩm định giá để làm so sánh. Trường hợp chỉ thu thập được thông tin của 02 tài sản vô hình tương tự đã được giao dịch trên thị trường thì kết quả thẩm định giá từ cách tiếp cận thị trường chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ cách tiếp cận khác.

Bước 4: xác định những yếu tố khác nhau giữa tài sản vô hình thẩm định giá (tài sản vô hình mục tiêu và tài sản vô hình so sánh (tài sản vô hình chứng cớ). Đồng thời, dựa trên các yếu tố khác nhau, tiến hành lập bảng phân tích, điều chỉnh giá của các tài sản vô hình so sánh.

Bước 5: ước tính giá trị tài sản vô hình mục tiêu trên cơ sở các tài sản vô hình đã điều chỉnh.

Việc quyết định mức giá sau cùng, trên cơ sở các mức giá chỉ dẫn cũng được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên các tiêu chí: trị tuyệt đối của tổng điều chỉnh, tần suất, biên độ và tổng điều chỉnh thuần, tương như với TSHH

2. Ưu điểm, hạn chế và điều kiện áp dụng

2.1 Ưu điểm

– Là phương pháp định giá không có công thức hay mô hình cố định, mà chỉ dựa vào sự hiện diện cua các giao dịch thị trường để cung cấp các dấu hiệu về giá trị. Như vậy, xét về mặt kỹ thuật, theo phương pháp này người ta không cần thiết phải xây dựng các công thức hay mô hình tính toán, mà đơn giản chỉ cần đi tìm các bằng chứng đã được thừa nhận về giá trị của TSVH tương đương có thể so sánh được trên thị trường.

– Là phương pháp thể hiện sự đánh giá của thị trường- đó là các bằng chứng rõ ràng – đã được thừa nhận trên thực tế về giá trị của TSVH. Vì vậy, nó có cơ sở vững chắc để khách hàng và cơ quan pháp lý công nhận.

2.2. Hạn chế

– Phải có giao dịch về các TSVH tương tự thì mới có thể sử dụng để so sánh được. Nếu có ít TSVH so sánh được. Nếu có ít TSVH so sánh đáp ứng các yêu cầu trên, thì kết quả sẽ có độ chính xác kém. Các thông tin chứng cứ thường mang tính chất lịch sử. Đây là điều không thể tránh khỏi. Nếu thị trường biến động, các thông tin nhanh chón trở nên lạc hậu trong một thời gian ngắn. Khi đó tính chính xác sẽ thấp. Phương pháp này đòi hỏi TSVH phải có nhiều điều kinh nghiệm và kiến thức thị trường thì mới có thể tiến hành định giá một cách thích hợp.

2.3. Điều kiện áp dụng

– Chất lượng thông tin phải phù hợp, đầy đủ, đáng tin cậy và kiểm tra được.

– Thị trường của TSVH phải ổn định: nếu thị trường biến động sẽ có sai số lớn, ngay cả khi các đối tượng so sánh giống nhau về nhiều mặt.

 

 

Tin tức khác